Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của xe ô tô, có vai trò nâng đỡ, giảm chấn và rung lắc trong quá trình vận hành của của xe. Nhờ cấu tạo này mà quá trình di chuyển của xe cũng trở nên nhẹ nhàng và êm dịu hơn.

Nội dung sau đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cấu tạo,chức năng cũng như những dấu hiệu hư hại của bộ phận này. Qua đó, có thêm kiến thức để chăm sóc và sửa chữa xe ô tô, bảo vệ “xế yêu” của bạn bền bỉ.

Cấu tạo chi tiết của bộ phận cao su chân máy

Cấu tạo chi tiết của bộ phận cao su chân máy

Cấu tạo chi tiết của bộ phận cao su chân máy

Engine mounting hay cao su chân máy là bộ phận được đặt ngay dưới phần chân động cơ và gắn với phần khung xe. Nhờ vào chi tiết này mà động cơ có thể được cố định chặt với phần thân xe. Cao su chân động cơ được cấu tạo bao gồm hai phần chính, cụ thể đó là phần đầu kết nối và phần thân. 

Trong đó phần đầu kết nối được thiết kế gắn thêm hai thanh kim loại ở hai đầu và có khắc ren. Đầu trên sẽ được gắn liền cùng với động cơ còn phần dưới được gắn với khung máy. Về phần thân được làm từ chất liệu cao su và thiết kế theo dạng hình trụ. Đây là thiết kế cơ bản để tạo nên cao su chân máy đảm nhận đúng vai trò chống rung, giúp xe vận hành êm ái.

Tuy nhiên, mỗi hãng xe đều có sự khác biệt nhất định về bộ phận này, tùy vào thiết kế của xe. Điển  hình như cao su chân động cơ của xe KIA khác hoàn toàn so với xe đến từ hãng Toyota… Vậy nên, khi bạn đem xe đi sửa chữa hoặc là tự thay chi tiết này, bạn cần lưu ý phải sử dụng đúng với hãng xe mà mình đang sử dụng. 

Chức năng chính của cao su chân máy là gì?

Chức năng chính của cao su chân máy 

Chức năng chính của cao su chân máy 

Cao su chân máy lắp đặt giữa bộ phận động cơ và khung xe, có nhiều kích cỡ khác nhau và có cấu tạo phần từ kim loại còn phần từ cao su. Chức năng của bộ phận kim loại đó chính là chống chịu lực tạo ra bởi động cơ nổ máy, còn vai trò của lớp cao su được dùng để hấp thu, giảm sự rung động của máy tác động lên phần khung xe.

Với cấu tạo đặc biệt là phần thân cao su hình trụ, do đó tính chất của cao su chân máy có khả năng đàn hồi rất tốt. Trong quá trình di chuyển xe, lực sinh ra từ động năng khi di chuyển qua bộ phận này gần như sẽ được triệt tiêu hoàn toàn. Bên cạnh đó, sự rung lắc tại vị trí khoang máy cũng được khống chế tốt hơn. 

Do đó âm thanh phát ra cũng được hạn chế đi nhiều, nhờ đó mà quá trình vận hành của động cơ cũng trở nên êm ái hơn. Thông qua những đặc tính trên, động cơ sẽ luôn được giữ trong trạng thái cân bằng, các chi tiết máy vận hành ổn định, trơn tru và không bị sai lệch, từ đó có thể hoạt động tốt nhất với toàn bộ công suất có thể đạt được. 

Nhìn chung cao su chân máy hoạt động như một chiếc đệm, những lực tác động do động cơ ô tô gây ra đều được triệt tiêu. Do đó, trong suốt quá trình vận hành sẽ giúp xe di chuyển được êm ái, kể cả đi qua những nơi có địa hình phức tạp. 

Dấu hiệu nhận biết cao su chân máy hư hỏng

Tuy tuổi thọ của cao su chân máy thường rất cao nhưng sau một thời gian dài chi tiết này cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và hư hỏng. Trong trường hợp bị hư  hỏng, bạn sẽ thấy xe của mình có những dấu hiệu đó là: 

Xuất hiện âm thanh lạ tại buồng máy

Xuất hiện âm thanh lạ tại buồng máy

Xuất hiện âm thanh lạ tại buồng máy

Nếu như bạn nhận thấy tại buồng máy có những âm thanh lạ phát ra, rất có thể chân máy động cơ đang có vấn đề. Vậy nên, cần kiểm tra thật kỹ càng một lượt để xem có sự thay đổi gì không tại bộ phận này. Thông thường sẽ quan sát thấy phần cấu tạo từ cao su có hiện tượng khô cứng, nứt vỡ ra. 

Triệu chứng này là rất thường gặp khi cao su chân máy hư hỏng, do cao su bị mòn và hư hỏng gây ra tiếng ồn. Khoang động cơ sẽ phát ra những tiếng va chạm, tiếp đập mạnh do động cơ dịch chuyển quá mức tại các điểm tiếp xúc. 

Động cơ không cố định vị trí ban đầu

Trên thực tế, nếu như chân máy bị hư hỏng hoặc không được cố định tốt sẽ khiến cho động cơ bị di chuyển lên phía trước hoặc là phía sau, hoặc là dịch chuyển từ bên này sang bên kia của khoang động cơ. Chuyển động này có thể được cảm nhận rõ rệt khi xe tăng tốc và thấy xuất hiện tiếng ồn. Bên cạnh đó, chuyển động này còn có thể dẫn đến hư hỏng tại vị trí khung gầm cũng như sắt xi của xe.

Xe ôtô bị rung lắc

Nếu như phần cao su chân máy bị mòn hoặc hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp phụ độ rung của xe, sự hấp phụ này được giảm đi đáng kể. Do đó, độ rung của động cơ sẽ khiến cho toàn bộ chiếc xe rung lên trong quá trình vận hành, khiến cho tài xế cũng như hành khách cảm thấy không thoải mái khi ngồi trên xe.

Hiện tượng vô lăng rung

Hiện tượng vô lăng rung

Khi bộ phận cao su của xe hư hỏng, dao động từ động cơ không được hấp phụ, gây ra tình trạng rung động trong khoang động cơ cao. Rung động này sẽ truyền đến phần thước lái thông qua các chi tiết trong hệ thống treo. Điều này khiến cho phần vô lăng rung theo nhất là khi xe di chuyển trên đường với tốc độ cao. 

Như vậy, có thể thấy rằng cao su chân máy tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần phải chú ý đến những biểu hiện bất thường trong quá trình lái xe để nhận biết những dấu hiệu hư hỏng và đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. 

Cao su chân máy là bộ phận quan trọng có vai trò giúp cho chiếc xe vận hành êm ái và lưu thông ổn định trên đường. Hiểu được cấu tạo và chức năng, những dấu hiệu hư hỏng giúp bạn khắc phục kịp thời, lái xe an toàn.

Đừng quên đến với Danxe.com.vn, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ dán Decal xe, dán phim cách nhiệt chống nóng, dán PPF bảo vệ lớp sơn xe để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cùng xế yêu.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu – Quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 – Đường Phan Đình Phùng – Phường Đồng Quang – Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: http://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *