Một chiếc xe xuất xưởng và có thể di chuyển giữa nhiều hệ thống bổ trợ cho nhau trong xe. Bên cạnh động cơ, hệ thống bánh lái, xe còn được tích hợp thêm hệ thống truyền lực để quá trình di chuyển có thể diễn ra trơn tru hơn. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp giúp cho bạn hiểu thêm về hệ thống truyền lực trên ô tô chi tiết nhất nhé.

Giới thiệu chung hệ thống truyền lực trên ô tô

Hệ thống truyền lực trên ô tô chính là một trong những bộ phận quan trọng

Hệ thống truyền lực trên ô tô chính là một trong những bộ phận quan trọng

Hệ thống truyền lực trên ô tô chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe ô tô. Hệ thống truyền lực là hệ thống giúp truyền mô men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe, có thể coi đây chính là một động lực thúc đẩy giúp cho xe có thể di chuyển về phía trước. 

Chính vì thế hầu như hệ thống truyền lực xuất hiện ở tất cả mọi loại xe ô tô. Chúng còn được ứng dụng vào nhiều mục đích khác trong cuộc sống. Một hệ thống truyền lực hoàn thiện sẽ giúp cho xe có động cơ mạnh hơn và di chuyển một cách mượt mà, trơn tru.

Một hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe được cấu tạo gồm: ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động ( bao gồm vi sai và bán trục).

Bộ phận chính của hệ thống truyền lực là gì?

Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô, đây là những bộ phận cấu thành nên hệ thống truyền lực và không thể thay thế hoặc mất đi. Bạn cần thường xuyên kiểm tra để bảo dưỡng chúng:

Ly hợp

Ly hợp là bộ phận liên quan đến động cơ trong hệ thống truyền lực

Ly hợp là bộ phận liên quan đến động cơ trong hệ thống truyền lực

Ly hợp là bộ phận điều khiển việc truyền hay không truyền công suất từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Khi xe chuyển số, bộ phận này trong hệ thống truyền lực trên ô tô sẽ cắt truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Điều này vô cùng nhanh chóng giúp cho việc vận hành xe trở nên trơn tru và nhẹ nhàng hơn. Bộ phận ly hợp cũng giúp động cơ có thể hoạt động khi xe dừng mà người lái không cần chuyển hộp số về số trung gian.

Hộp số

Hộp số có lẽ là một bộ phận quá quen thuộc

Hộp số có lẽ là một bộ phận quá quen thuộc

Hộp số có lẽ là một bộ phận quá quen thuộc đối với dân lái xe. Hộp số có công dụng chính đó là biến đổi mô men xoắn của động cơ truyền tới các bánh xe. Căn chỉnh các thông số sao cho phù hợp với các chế độ tải của xe. Công suất khi truyền đi khắp các động cơ xe sẽ luôn có một sự thất thoát nhất định.

Chính vì thế khi các công suất thực tế được truyền đến phần bánh xe thì nhỏ hơn so với công suất đưa ra của trục khuỷu động cơ. Hay nói cách khác hiệu suất của hộp số sẽ lớn hơn nhiều so với công suất truyền tải ở bánh xe.

Trục các đăng

Trục các đăng có nhiệm vụ truyền mô men xoắn giữa các trục không thẳng hàng. Các trục này sẽ được sắp xếp lệch một góc alpha, góc này có thể thay đổi linh hoạt tùy theo nhà sản xuất.

Cầu chủ động

Cầu chủ động sẽ có chức năng chính là nhận công suất từ động cơ truyền dẫn và phân phối đến các trục của bánh xe theo phương vuông góc. Cầu xe cũng sẽ tiến hành nâng đỡ các trục này bằng hệ thống móc treo.

Xem thêm:

  • 4 dấu hiệu nhận biết cao su chân máy ô tô bị hư hỏng
  • Dán phim PPF ô tô là gì? Ưu và nhược điểm khi dán PPF
  • Các mẫu tem dán xe máy đẹp hiện nay

Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô

Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô

Nhiệm vụ chính của nó trong việc vận hành xe ô tô

Sau khi đã tìm hiểu rõ về cấu tạo của hệ thống truyền lực, bạn cần phải nắm rõ nhiệm vụ chính của nó trong việc vận hành xe ô tô:

  • Nhiệm vụ chính là truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động.
  • Giúp cắt dòng công suất theo thời gian quy định, tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
  • Thực hiện việc đổi chiều chuyển động giúp người lái có thể lùi xe.
  • Thay đổi các chuyển động một cách mượt mà, giúp xe vận hành trơn tru trên đường.
  • Ảnh hưởng đến sự chuyển động của toàn bộ chiếc xe, mọi thao tác của xe như tăng tốc, tiến, lùi đều cần sự vận hành của hệ thống truyền lực.

Các kiểu bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

Các kiểu bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

Mỗi ô tô sẽ sử dụng một hệ thống truyền lực khác nhau

Mỗi ô tô sẽ sử dụng một hệ thống truyền lực khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé!

Kiểu hệ thống truyền lực FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động)

Động cơ đặt trước sẽ giúp cho cầu trước của xe chủ động hơn. Các bộ phận như động cơ, ly hợp, hộp số, cầu chủ động tạo thành một khối đơn. Mô men lực lúc này không truyền dẫn gián tiếp, mà sẽ truyền trực tiếp đến bánh trước của xe. Những xe sử dụng động cơ này sẽ có gầm khá thấp vì không có trục các đăng. 

Điều này sẽ giúp xe hạ được trọng tâm và giữ được sự ổn định khi di chuyển. Bên cạnh đó, khi xe quay vòng hay ôm cua bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mượt mà nếu như xe sử dụng hệ thống truyền lực FF. Đây chính là một hệ thống thường được sử dụng trong các xe phân khúc tầm thấp vì nó giúp tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình truyền tải. Xe vận hành êm ái và ít gặp vấn đề hơn.

Kiểu hệ thống truyền lực FR (Động cơ đặt trước – Bánh sau chủ động)

Hệ thống truyền lực FR sẽ giúp cho các động cơ của xe được làm mát một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu như xe có gầm quá thấp thì sẽ tạo nên một số bất tiện nhất định do các trung đăng đi qua thân xe. Kiểu động cơ đặt trước sẽ giúp cho việc vệ sinh, sửa chữa và bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, lượng nhiệt sinh ra trong quá trình xe chạy cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống này cũng sẽ khiến diện tích chứa đồ của xe bị hạn chế. Tầm nhìn của tài xế cũng sẽ bị giới hạn trong một phạm vi nào đó. Hệ thống truyền lực này được sử dụng trong các phân khúc xe tầm trung vì những tiện ích và dễ dàng tháo lắp.

Kiểu hệ thống truyền lực 4 bánh chủ động (4WD – 4 wheel driver)

Đây là một hệ thống truyền lực trên ô tô thường được thiết kế cho các xe leo núi, những xe hoạt động ở tất cả các loại địa hình và điều kiện chuyển động khó khăn. Những xe 4WD hiện nay sẽ được chia thành hai loại là 4WD thường xuyên và 4WD gián đoạn. 

Xe 4WD là có các bộ vi sai phía trước và phía sau, đây là điểm phân biệt giữa các dòng xe này với xe 2WD. Sự khác biệt này được tạo ra nhằm triệt tiêu tiêu phí nhiên liệu khi xe thực hiện những cú vòng. Người ta sẽ tiến hành bố trí thêm một bộ vi sai nữa nằm ở giữa bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để thực hiện điều này.

Chính vì có cả ba bộ vi sai mà xe 4WD có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình. Xe chạy ổn định và cho dù có quay vòng xe vẫn giữ được thăng bằng và khá êm.

Chính vì thế xe có thể chạy được ở những nơi bằng phẳng, gồ ghề, nhiều sỏi đá hay thậm chí là địa hình dốc. Việc truyền tải lực cũng sẽ được truyền dẫn đều cho cả 4 bánh. Bên cạnh đó, người ra sẽ thiết kế các lốp bánh xe có đường kính giống nhau để giảm áp lực cho bộ sai trung tâm.

Lời kết

Hệ thống truyền lực trên ô tô có vai trò quan trọng trong việc vận hành ô tô. Bạn cần thường xuyên bảo dưỡng và thay mới những bộ phận này.

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về hệ thống truyền lực trên xe ô tô. Bạn có thể xác định được kiểu truyền lực mà ô tô mình sử dụng để xác định thời gian bảo dưỡng cũng như chọn được cho mình dòng ô tô phù hợp với nhu cầu của gia đình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu – Quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 – Đường Phan Đình Phùng – Phường Đồng Quang – Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: http://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *