Vạch kẻ đường là chỉ dẫn giao thông không còn quá xa lạ, chúng ta có thể thấy chúng ở mọi nơi. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại vạch kẻ mà không phải ai cũng có thể nắm bắt được. Qua bài viết dưới đây, Danxe.com.vn sẽ bật mí cho bạn chi tiết về những dạng vạch kẻ trên đường và ý nghĩa chi tiết của chúng. 

Vạch kẻ đường là gì?

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 1

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là chỉ dẫn giao thông đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển sự lưu thông trên đường của người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông. Nhờ vậy, quá trình lưu thông xe và những người tham gia giao thông trên đường được đảm bảo an toàn. Những người tham gia trong giao thông cần phải tuân thủ và chấp hành theo những vạch kẻ đã quy định. 

Thông thường, vạch kẻ đường sẽ dùng kết hợp với những loại biển báo giao thông, đèn tín hiệu hoặc cũng có thể dùng hoàn toàn độc lập. Vậy nên, người lái xe, điều khiển các phương tiện cần tuân thủ theo điều khiển của biển báo giao thông nếu như có kết hợp cả biển báo và vạch kẻ. 

Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng?

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 2

Cần hiểu ý nghĩa vạch kẻ

Với nhiều người khi tham gia giao thông, không thể phân biệt được vạch nào cho xe máy, vạch nào cho ô tô. Vậy nên, điều mà bạn cần phải chú ý đó chính là màu sắc của xe và ý nghĩa của từng vạch kẻ. Vạch kẻ đường tức là sự phân chia làn cùng hướng đi, trong đó vạch kẻ đường vàng phân biệt làn đi ngược chiều, làm rõ cách biệt giữa đường 2 chiều ngược nhau. Còn vạch trắng có ý nghĩa để nhận biết những làn cùng chiều, đồng thời ngăn cách và phân biệt làn cùng chiều. 

Dựa trên quy chuẩn mới QCVN 41:2019/BGTVT thay thế cho quy chuẩn cũ là QC 41:2016. vạch vàng trắng sẽ được tiến hành chia theo mục đích chứ không phải đóng vai trò phân chia về địa phận như trước kia. Điều này có nghĩa là nhóm vạch phân chia những làn xe cùng chiều có màu trắng và vạch phân chia xe 2 chiều là màu vàng. 

Vậy nên, những người điều khiển các phương tiện nếu như không chấp hành đúng chỉ dẫn, hiệu lệnh của biển báo hiệu và vạch kẻ đường sẽ rất dễ bị phạt.Do đó, cần hiểu đúng và nắm chắc ý nghĩa của vạch kẻ đường. Mức phạt đối với xe gắn máy xe mô tô từ 100- 200 ngàn đồng còn xe ô tô sẽ từ 200-400 ngàn đồng nếu sai quy định. Ngoài màu sắc của những loại vạch kẻ, bạn cần phải hiểu về các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41, nội dung sẽ được đề cập bên dưới. 

Ý nghĩa vạch kẻ đường màu vàng

Đối với vạch kẻ đường màu vàng, sẽ mang những ý nghĩa cụ thể dựa trên biểu thị đường nét, cụ thể:

Vạch 1.1: Vạch đơn màu vàng nét đứt

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 3

Vạch đơn màu vàng nét đứt

Ý nghĩa vạch kẻ đường này tương tự như nét liền, dùng để phân chia 2 làn xe đi ngược chiều nhau mà không có giải phân cách. Tuy nhiên, ở dải phân cách nét đứt có thể đi cắt qua được ngược chiều từ cả hai phía. 

Vạch 1.2 : Vạch đơn nét liền màu vàng 

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 4

Vạch đơn nét liền màu vàng 

Đây là vạch dùng để phân chia chiều xe chạy, trường hợp này xe không được phép lấn làn hay đi lên vạch. Vạch 1.2 thường được ứng dụng nhiều ở những nơi có nguy cơ tai nạn cao và không đảm bảo tầm nhìn vượt của phương tiện. 

Vạch 1.3: Vạch màu vàng liền đôi

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 5

Vạch màu vàng liền đôi

Đây là loại vạch mang ý nghĩa đó là phân chia 2 chiều xe chạy tại đường không có giải phân cách giữa và đường có từ 4 làn xe trở lên. Trường hợp này để xe không đi đè lên vạch và lấn làn. Vạch kẻ đường này thường được áp dụng ở những đoạn đường có nguy cơ cao tai nạn giao thông, không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và những khu vực cần thiết khác. 

Vạch 1.4: Vạch màu vàng một đứt, một liền 

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 6

Vạch màu vàng một đứt, một liền 

Đây là vạch kẻ đường có ý nghĩa phân chia 2 chiều xe chạy trong trường hợp đường không có dải phân cách 2 chiều và đường có từ 2 làn trở lên. Vạch được áp dụng ở những đoạn cần thiết để cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo hướng xe nhất định, mục đích để đảm bảo an toàn. Vậy nên, phương tiện không được phép đi cắt qua vạch nét liền nhưng có thể đi cắt qua vạch làn đường giáo với nét đứt. 

Vạch 1.5: Biểu thị 2 vạch đứt màu vàng song song

Đây là loại vạch được ứng dụng để xác định ranh giới của đường, có thể thay đổi hướng xe chạy theo thời gian. Theo đó, hướng chạy của xe tại một thời điểm nhất định trên làn đường có thể đổi chiều theo quy định tín hiệu đèn, biển báo, người điều khiển giao thông. 

Ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu trắng

Như đã đề cập ở trên, vạch đơn nét liền mang ý nghĩa trong làn xe cùng chiều, cụ thể:

Vạch 2.2: Vạch đơn nét liền

Đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều, được áp dụng phân chia qua các dạng vạch đơn, liền nét. Chúng có vai trò quan trọng để phân chia những làn xe đi cùng chiều, ngăn cho phương tiện không được chuyển làn hoặc dùng làn khác, xe không được đi lên vạch cũng như lấn làn.

Vạch 2.1: Vạch đơn trắng nét đứt

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 7

Vạch đơn trắng nét đứt

Dạng vạch kẻ đường này có ý nghĩa là phân chia làn xe cùng chiều,  nhưng trong trường hợp này xe có thể được chuyển làn đường. Đoạn đường nào có khoảng cách nét đứt càng lớn điều đó đồng nghĩa với tốc độ lưu thông càng cao.

Vạch đôi trắng nét liền

Những vạch đôi có chiều rộng bằng nhau là vạch phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, ứng dụng cho những làn đường có từ 4 làn xe trở lên, các phương tiện không được phép đi đè lên vạch này. 

Những loại vạch kẻ đường khác

Bên cạnh những dạng vạch phổ biến trên, còn nhiều dạng vạch kẻ đường không nhiều người biết đến đó là: 

Vạch hình con thoi

Đây là dạng vạch có vai trò như là dạng biểu báo thông là đã gần đến đoạn đường dành riêng cho người đi bọ. Theo quy chuẩn 41, đây là dạng vạch 7.6, nếu như quan sát thấy vạch này trên đường, người lái xe cần phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn khi người đi bộ băng qua đường. 

Vạch xương cá chữ V

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 8

Vạch xương cá chữ V

Đây là dạng vạch kẻ đường kênh hóa dòng xe theo QC 41/2016, điều này có nghĩa là dùng để chia dòng phương tiện thành 2 hướng đi. Và chỉ trong những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp được nêu rõ trong quy định mới được phép đi cắt vạch, ấn vạch này, những trường hợp còn lại không được phép. Một nơi bạn có thể rất dễ bắt gặp vạch này đó là hướng lên cầu vượt và hướng dưới cầu vượt. 

Vạch mắt võng ngã tư

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 9

Vạch mắt võng ngã tư

Theo điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn 41/2019 đã nêu rõ, vạch dạng mắt võng được dùng để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có báo hiệu vạch này để đảm bảo tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông. 

Thực tế thì vạch kẻ đường này có vai trò như hình ảnh để hỗ trợ người lái xe phân biệt rõ hơn vì nó đi kèm hình rẽ phải, đồng nghĩa với việc đây là làn đường cho xe rẽ phải. Vậy nên nếu như đi vào phần đường này và đi thẳng sẽ bị phạt lỗi không tuân thủ hiệu lệnh. Vậy nên, người điều khiển không được dừng trong vạch mắt võng, khi trường hợp đèn đỏ sẽ vi phạm lỗi không tuân thủ theo hiệu lệnh, còn tín hiệu xanh bạn đi thẳng qua vạch mà không có hình báo rẽ sẽ không phạm luật. 

Vạch làn chờ trong nút giao

Vạch có vai trò để tạo không gian cho các phương tiện dừng lại, nếu như xe đã đi qua vạch dừng trên nhánh dẫn của nút giao có đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua được trong thời gian tín hiệu đèn rẽ trái. 

Khi dừng đèn đỏ, đè lên vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Hiện nay, có nhiều phương tiện vi phạm đi đè lên vạch kẻ, đây là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, vạch kẻ và chỉ dẫn, mức phạt áp dụng như sau: 

  • Với ô tô: Mức phạt từ 200 đến 400 ngàn đồng. 
  • Xe gắn máy, mô tô: Mức phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng. 
  • Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Mức phạt từ 100 đến 200 ngàn.
  • Xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện: Từ 80 đến 100 ngàn đồng. 

Hướng dẫn cách tránh các lỗi vi phạm vạch kẻ đường

Cách loại vạch kẻ đường thường gặp và ý nghĩa của chúng 10

Chú ý quan sát vạch kẻ đường thật cẩn thận

Nếu như bạn muốn hạn chế vi phạm các lỗi về vạch kẻ đường trong quá trình tham gia giao thông, hãy lưu ý những nguyên tắc cơ bản được chia sẻ sau đây: 

Chú ý quan sát vạch kẻ đường thật cẩn thận

Việc quan sát kỹ càng các vạch kẻ đường khi tham gia giao thông chính là cách để tránh mắc lỗi vi phạm đi đè lên vạch. Đồng thời hình thành thói quen quan sát vạch kẻ đường dễ dàng hơn khi lái xe. Việc này sẽ giúp bạn không bị thổi phạt vi phạm mà hơn hết là đảm bảo an toàn cho chính mình. 

Nắm rõ ý nghĩa từng vạch kẻ

Như đã đề cập, bạn cần phải nắm vững được ý nghĩa của các vạch kẻ đường màu vàng sẽ là cách đi không sai luật. Theo đó, bạn hãy nhớ rằng vạch liền cần phải di chuyển theo hướng muốn đi trước khi vào khu vực đó, không được phép đè lên vạch. Còn đối với những vạch nét đứt, bạn được di chuyển sang làn theo hướng đi khác, cần phải chuyển trước khi đến vạch dừng xe. 

Luôn có ý thức chấp hành luật giao thông

Nguyên tắc quan trọng nhất đó là bạn cần tuyệt đối tuân thủ luật giao thông, giúp bạn không bị thổi phạt đồng thời có thể đảm bảo an toàn cho chính mình và những người khác khi tham gia giao thông. 

Khi bản thân người điều khiển phương tiện ý thức được tuân thủ giao thông, sẽ chủ động hiểu được nguyên tắc và yêu cầu của vạch kẻ đường. Hãy luôn là người chủ động để nâng cao ý thức về giao thông, chấp hành nghiêm túc để là một người tham gia giao thông một cách an toàn. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp thông tin về vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch. Từ đó, nâng cao kiến thức về giao thông tốt hơn, tham gia giao thông an toàn hơn. Bên cạnh đó, nếu như bạn có nhu cầu dán decal xe, dán phim cách nhiệt chống nóng, dán PPF bảo vệ sơn xe thì hãy nhanh tay liên hệ với Danxe.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 - Đường Phan Đình Phùng - Phường Đồng Quang - Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: https://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn