Cầu xe là cụm từ không còn xa lạ với dân kỹ thuật ngành ô tô và những người đang sử dụng xế hộp. Đối với những người bình thường sẽ thật mơ hồ khi nghe thấy cụm từ đó, và càng khó khăn trong việc giải thích cầu xe là gì. Bài viết hôm nay Danxe.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp điều đó, cùng tìm hiểu nhé!
Đôi nét về cầu xe ô tô
Cầu xe là cụm từ không còn xa lạ với dân kỹ thuật ngành ô tô
Trước khi làm bất cứ một việc gì đó, chúng ta sẽ phải tìm hiểu và nắm chắc được vấn đề mình đang chuẩn bị tiến tới thực hiện. Nếu bạn đam mê và muốn theo đuổi ngành kỹ thuật ô tô cũng không ngoại lệ. Đây là một trong những điểm cần lưu ý và rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu về ô tô hiện nay
Một số bộ phận quan trọng bạn cần tìm hiểu chắc chắn không thể bỏ qua cầu xe. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, nằm giữa trục kim loại nối hai bánh xe lại như một sự liên kết nhất định. Bộ phận này liên kết với nhiều cầu tạo khác của xe, chính vì vậy được coi là bộ phần quan trọng nhất.
Cầu xe có hình cầu, bên trong trục cầu là hệ thống bánh răng mà nhiều người vẫn thường gọi là hệ thống “vi sai”. Hệ thống này có công dụng nối hai bánh xe ô tô lại với nhau thông qua 2 láp ngang còn láp dọc dùng để nối động cơ (láp dọc là một ống hình trụ). Cầu xe như một “bàn đạp”, khi động cơ bắt đầu hoạt động láp dọc sẽ quay vào bộ vi sai.
Lúc này hai láp dọc cũng sẽ quay và bánh xe được đảm bảo khi lăn bánh. Bộ vi sai còn có nhiệm vụ giúp bánh xe ô tô hoạt động độc lập, tránh tình trạng lật bánh xe khi đi vào các khúc cua nguy hiểm. Một trong những chức năng thiết yếu mà cầu xe luôn luôn phải đảm bảo.
Phân biệt các loại cầu xe ô tô
Các hãng sản xuất xe ô tô thường sử dụng nhiều loại cầu xe khác nhau
Hiện nay, các hãng sản xuất xe ô tô thường sử dụng nhiều loại cầu xe, đó là loại 1 cầu và loại hai cầu là chủ yếu. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt, chi tiết từng loại chúng tôi sẽ phân tích như sau:
Loại xe 1 cầu
2WD hoặc 4×2 là thông số, ký hiệu của loại xe 1 cầu. Tức là loại xe được trang bị cầu ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau tùy từng hãng sản xuất. Thông qua những nghiên cứu họ sẽ thiết kế sao cho phù hợp và ổn định nhất cho ‘đứa con tinh thần’ của mình.
Nếu cầu xe được đặt ở 2 bánh trước thường được gọi là dẫn động cầu trước (ký hiệu là FWD – Front Wheel Driver), còn cầu được đặt ở hai bánh sau gọi là dẫn động 2 bánh sau (ký hiệu là RWD – Rear Wheel Drive). Với hai loại cầu dẫn động này, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể từng loại như sau:
- Ưu điểm: Đối với dẫn động cầu trước, ưu điểm đầu tiên là chi phí lắp đặt, sửa chữa cũng như thay thế thấp. Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, loại cầu dẫn động này không tốn nhiên liệu, di chuyển êm.
- Với xe dẫn động cầu sau, ưu điểm khác biệt nhất là khả năng tăng tốc của xe rất tốt, mạnh hơn rất nhiều so với loại dẫn động cầu trước.
- Nhược điểm: Vì trọng lượng ở cần dẫn động trước không đều khiến cho lực kéo bị chồng chéo và suy yếu. Bám đường kém khi di chuyển vào khu vực đường địa hình bùn lầy.
Dẫn động cầu sau cũng tương tự, bám đường rất kém đặc biệt ở các đoạn đường trơn trượt. Một điểm yếu đáng kể của loại cầu dẫn động này chính là sức kéo quá yếu.
Loại xe 2 cầu
Xe 2 cầu
Qua nhiều thử nghiệm thực tế cũng như tiếp thu ý kiến từ người tiêu dùng, mỗi vị khách đều có những quan điểm riêng về cầu xe. Nhằm khắc phục nhược điểm của loại xe 1 cầu các hãng sản xuất đã cho ra đời loại xe hai cầu.
Xe 2 cầu được chia làm 2 loại riêng biệt, bao gồm: Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (ký hiệu: 4WD – Wheel Drive) và hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian (ký hiệu: AWD – All Wheel Drive).
Mỗi loại cũng sẽ có những ưu và nhược điểm tương tự như loại xe 1 cầu. Chi tiết điểm yếu và điểm mạnh của từng loại như sau:
- Ưu điểm: Với hệ thống dẫn động bán thời gian (4WD), di chuyển trên địa hình gồ ghề một cách đơn giản, thuận lợi. Ưu điểm nổi bật của hệ thống dẫn động toàn thời gian (AWD) là vận tốc trục trước và sau linh hoạt, giúp xe di chuyển ổn định và dễ dàng ở mọi địa hình.
- Nhược điểm: Rất khó bám sát đường và điều khiển khi đi vào các khúc cua nguy hiểm là nhược điểm của loại dẫn động bán thời gian (4WD). Với loại dẫn động toàn thời gian (AWD), tuy chi phí lắp đặt khá đắt đỏ nhưng lại không có chế độ cầu chậm. Đây là mặt hạn chế mà rất nhiều người lái phản ánh và hy vọng sớm có giải pháp.
Các loại cầu khác
Mỗi loại cũng sẽ có những ưu và nhược điểm tương tự như loại xe 1 cầu
Ngoài loại xe 1 cầu, 2 cầu, còn có thêm loại xe 3 cầu, 4 cầu khác nhau nữa. Các loại cầu xe này sử dụng cho các dòng xe lớn như xe ben, xe tải trọng nặng. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bạn sẽ nhận thấy được những thông tin liên quan đến xe 3 cầu là gì, xe 4 cầu là gì.
Đây là một trong những bộ phận quan trọng, cho nên đối với những loại cầu có số lượng nhiều hơn sẽ có chức năng quan trọng hơn. Việc cấu tạo cầu xe sẽ hỗ trợ được những vận tốc đồng nhất để tránh những vấn đề quan ngại như lật bánh trong quá trình di chuyển. Vì vậy, đối với các dòng xe lớn sử dụng 3 cầu, hay 4 cầu sẽ sẽ có tác dụng giúp xe chuyển động một cách riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo về sự ổn định cần thiết của xe.
Xem thêm:
- Dán phim cách nhiệt giúp chống nóng, chống tia UV cho xe hơi
- Dán decal xe giúp bạn thay đổi màu theo ý thích và chống xước nhẹ
Lợi ích của cầu xe
Cầu xe hoạt động độc lập và 100% mã lực được ân bằng
Có thể thấy, xe dẫn động bán thời gian (4WD) luôn cho phép tài xế chủ động trong việc lựa chọn cầu di chuyển theo từng địa hình. Chính vì thế nhiên liệu sẽ được tiết kiệm hơn so với hệ thống dẫn động toàn thời gian (AWD). Với khả năng bám đường rất tốt, hệ thống dẫn động toàn thời gian luôn khiến người lái cảm thấy an toàn khi đi vào những khúc cua nguy hiểm, địa hình gồ ghề, khó di chuyển.
Sau khi được cài dẫn động 2 cầu (thông thường sẽ được nối cầu trước và cầu sau sẵn) loại dẫn động bán thời gian nên tránh đi vào khu vực đường trường, đoạn địa hình nhiều điểm mù để tránh những hậu quả nghiêm trọng không đáng có xảy ra. Lựa chọn hệ thống dẫn động toàn thời gian (AWD) tài xế có thể yên tâm di chuyển ở mọi địa hình. Vì tốc độ quay hai cầu linh hoạt, tính ổn định cao nên người lái không cần phải thao tác gài cầu như ở 4WD.
Với những mặt hạn chế của cả hai loại cầu xe trên, nhằm đảm bảo an toàn cho người lái trong mọi nẻo đường, các hãng sản xuất sẽ bổ sung thêm chế độ gài cầu chậm. Chức năng này giúp làm tăng thêm sức kéo, từ đó cầu xe hoạt động độc lập và 100% mã lực được ân bằng. Nếu để lựa chọn một trong hai loại xe 1 cầu và xe hai cầu thì xe hai cầu có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn.
Lời kết
Qua bài viết có thể thấy, cầu xe là bộ phận vô cùng quan trọng. Bánh xe có hoạt động ổn định, linh hoạt hay không phụ thuộc vào cầu xe. Cũng từ đó quý độc giả có thêm kiến thức về cầu xe, cách phân loại cầu xe. Trên đây là ưu và nhược điểm các loại cầu xe, hy vọng những gì chúng tôi cung cấp giúp quý độc giả có thêm thông tin để lựa chọn cho mình loại xe ưng ý nhất cho mình và cả gia đình.
Bài viết mang tính chất tham khảo, nếu bạn có ý định theo học hoặc muốn “tậu xế” nên tiếp thu thêm lời khuyên từ các chuyên gia, những người có chuyên môn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE
Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu – Quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999
Cơ sở 2: Số 589 – Đường Phan Đình Phùng – Phường Đồng Quang – Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999
Website: http://danxe.com.vn/
Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn