Có thể thấy bất kỳ phương tiện di chuyển nào cũng cần hệ thống phanh, phương tiện ô tô cũng thế phanh đĩa ô tô đảm nhận vai trò giảm tốc độ hoặc dừng lại khi cần thiết. Bộ phận này có cấu tạo ra sau? Được thiết lập ở vị trí nào của xe ô tô? Tất cả xẽ được trang web Danxe.com.vn mang đến một ccash cụ thể và chi tiết nhất bạn hãy cùng đoán xem nhé!

Phanh đĩa ô tô là gì?

Phanh đĩa ô tô là gì?

Phanh đĩa ô tô được biết đến là thiết bị cơ học không thể thiếu trong các loại xe ô tô, giữ chức năng làm chậm tốc độ của xe khi chuyển động hoặc cho xe dừng hẳn khi cần thiết. 

Cấu tạo phanh đĩa ô tô

Phanh đĩa ô tô có cấu tạonhư thế nào? Sẽ được giải đáp ngay trong phần sau đây, bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Là một bộ phận khá quan trong trong xe ô tô vì thế cấu tạo bộ phận này như thế nào luôn được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Nhìn chung cấu tạo của phanh đĩa khá đơn giản: gồm một đĩa phanh được gắn cố định trên phần trục quay chuyển động cùng với bánh xe khi xe được vận hành.

Về cơ bản thì phanh đĩa ô tô được cấu tạo gồm 4  bộ phận cơ bản sau đây:

Ngàm phanh ( còn gọi là Caliper): đam nhận nhiệm vụ giữ các má phanh và ép chúng tỳ lên bề mặt đĩa phanh để tạo lực phanh. Về mặt thiết kế thì ngàm phanh hay còn gọi là cùm kẹp phanh có 2 dạng cơ bản sau:

  • Cùm kẹp phanh dạng trôi 
  • Cùm phanh dạng cố định

Đĩa phanh (còn gọi là Roto): đĩa phanh được thiết kế gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe. Được đục lỗ hoặc xẻ rãnh chứ không hề bằng phẳng, mục đích của bộ phận này là để tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống.

Cấu tạo phanh đĩa ô tô

Thường được làm bằng vật liệu chịu lực tốt và những kim loại có độ bền cao,  vì thế ít bị hư hỏng trong quá trình vận hành xe ô tô.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, thì bề mặt đĩa phanh sẽ bị cào xước do má phanh đã quá mòn hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó đĩa phanh cũng có thể gặp những vấn đề như bị cong, vênh, hay nứt vỡ nếu như chịu tác động của 1 lực lớn như tai nạn xe cộ.

Má phanh (còn gọi là Brake pads): hệ thống má phanh (thường gọi là bố thắng đĩa ô tô), 1 khối thống nhất, gồm 2 cặp được lắp đặt đối xứng ở hai bên đĩa phanh.

Khi bóp phanh 2 má phanh kẹp chặt lấy đĩa phanh sẽ khiến xe mình giảm tốc độ.

Có thể thấy trên má phanh được xẻ rãnh có tác dụng thoát nhiệt và thoát bụi trong quá trình làm việc. Nó được chế tạo từ các vật liệu như gốm, hợp kim và kevlar, …

Về bộ phận Piston: phanh đĩa sử dụng piston để truyền lực cho má phanh, phanh đĩa thường là loại chuyên dụng.

Khi có lực tác động, piston sẽ ép má phanh tỳ lên bề mặt đĩa và tác động trực tiếp giúp cho xe dừng lại. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như lò xo, bộ lọc khí hỗ trợ phanh đĩa khi hoạt động. 

Xem thêm:

  • Dán phim cách nhiệt CoolMax – Giải pháp chống nóng hiệu quả cho xe hơi
  • Những điều cần biết khi dán decal đổi màu xe oto?

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa ô tô

Khi đã biết rõ bộ phận cấu tạo của phanh đĩa ô tô, bạn cần tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của bộ phận này. Sau đây chúng tôi sẽ thông tin cụ thể đến bạn như sau:

Khi người lái tác động một lực lên bàn đạp phanh, lúc này phanh sẽ đẩy piston bằng cách gia tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu – xilanh của bánh xe, tấm má phanh lúc này sẽ đảm nhận nhiệm vụ ép vào đĩa phanh và má phanh đĩa kẹp ở hai bên. Sau đó sẽ sinh ra một áp lực ma sát cho đĩa phanh và moay-ơ của bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc khiến các lốp xe dừng lại theo ý muốn của chính người điều khiển.

Khi người điều khiển rời chân khỏi bàn đạp phanh thì áp suất trong hệ thống dầu phanh sẽ giảm một cách nhanh chóng. Nhờ vào sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của piston mà lúc này piston cùng má phanh đĩa xe ô tô sẽ rời khỏi đĩa phanh.

Phanh đĩa ô tô có các ưu- nhược điểm gì?

Phanh đĩa ô tô có các ưu- nhược điểm gì

Nhìn chung bộ phận nào trên xe ô tô cũng sẽ có ưu – nhược điểm riêng biệt phanh đĩa ô tô cũng thế.

Về ưu điểm: Do có thể tạo ra ma sát khá lớn nên phanh đĩa ô tô có độ hiệu quả cao hơn so với loại phanh tang trống. Trọng lượng sẽ nhẹ hơn phanh tang trống, giúp giảm trọng lượng xe.

Thời gian hãm phanh chưa đạt tới 0.5 giây từ lúc dẫm chân truyền đến khay dầu, ép dầu vào piston, để piston trực tiếp ép hai má phanh. Từ đó thời gian dừng rất nhanh, gần như không có khoảng trượt nhiều như các loại phanh khác.

Về nhược điểm: Phanh đĩa trên xe ô tô có thiết kế lộ ra ngoài, má phanh để hở nên dễ bám nước và bụi bẩn. Vì thế bạn nên thường xuyên vệ sinh để tránh hư hỏng hệ thống phanh. Thay dầu định kỳ vì phanh đĩa phụ thuộc rất nhiều vào dầu.

Má phanh nhanh mòn do ma sát phanh diễn ra nhanh và mạnh. Vì thế trong tình huống bất ngờ nếu tác động quá nhanh, hệ thống phanh đĩa bị bó cứng, dẫn tới tình trạng lật, hay trượt xe khi phanh gấp.

Một số loại phanh đĩa 

Hiện nay trên thị trường có một số loại phanh đĩa ô tô sử dụng phổ biến như:

  • Loại đặc
  • Loại được thông gió
  • Loại có lỗ rỗng ở bên trong: tiêu tán nhiệt rất tốt.  
  • Loại có tang trống: phanh tang trống được gắn liền để dùng cho phanh đỗ. 

Phân loại càng phanh đĩa

  • Loại càng phanh cố định: Loại càng phanh cố định có một cặp piston dùng để đẩy vào cả hai bên của rôto đĩa phanh. 
  • Loại càng phanh di động: Loại càng phanh di động chỉ có một pittông gắn vào một bên má. Pittông này tác động áp suất thuỷ lực. Nếu má phanh đĩa bị đẩy, thì càng phanh sẽ trượt theo chiều ngược với chiều pittông và đẩy rôto phanh từ cả hai bên. Do đó nó làm cho bánh xe ngừng quay. 

Chỉ báo mòn má phanh đĩa ô tô như thế nào?

Khi má phanh đĩa ô tô bị mòn và cần phải thay thế thì chỉ báo mòn má phanh đĩa sẽ phát ra tiếng rít để báo hiệu cho người lái. Sự cảnh báo này sẽ diễn ra khi độ dày thực của má phanh còn khoảng 2,4 mm. 

Cách điều chỉnh phanh đĩa ô tô hoạt động bình thường

Cách điều chỉnh phanh đĩa ô tô hoạt động bình thường

Vì vòng bít của piston giữ chức năng tự động điều chỉnh khe hở của phanh, nên bạn không cần điều chỉnh khe hở của phanh bằng tay.

Khi bạn đạp bàn đạp phanh, thì áp suất thuỷ lực sẽ làm dịch chuyển piston và đẩy má phanh đĩa vào rôto phanh đĩa.

Trong lúc piston dịch chuyển, nó làm cho phớt của piston thay đổi hình dạng. Khi nhả bàn đạp phanh, phớt làm kín của piston sẽ trở lại hình dạng ban đầu của nó, làm cho piston rời khỏi má phanh đĩa.

Vì thế, dù má phanh đĩa đã mòn và khi piston đang di chuyển, hoặc khoảng di chuyển trở lại của piston luôn luôn như nhau, thì khe hở giữa má phanh đĩa và rôto đĩa phanh vẫn được duy trì ở một khoảng cách không đổi.

Một số dấu hiệu nhận biện phanh đĩa ô tô hư hỏng

  • Có tiếng kêu két két khi hãm phanh.
  • Đạp phanh nặng: do trợ lực phanh gặp vấn đề.
  • Phanh bị rung giật hoặc trượt do má phanh bị mòn hoặc hư hỏng.
  • Rò rỉ dầu hay xăng ở hệ thống phanh.
  • Má phanh đã bị mòn hoặc biến dạng

Vì thế bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân hư hỏng trước khi đưa ra biện pháp xử lý. Tùy vào một số trường hợp, mà bạn cần phải láng lại đĩa phanh hoặc thay mới hết chi tiết như má phanh, thắng đĩa ô tô trong trường hợp cần thiết. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh để chúng được hoạt động trơn tru, an toàn khi sử dụng.

Lời kết

Với những thông về phanh đĩa ô tô hay cấu tạo phanh đĩa như thế nào chắc hẳn đã giúp bạn một phần nào có thêm một kiến thức mới về  bộ phận không thể thiếu trên con xe ô tô này. Để biết thêm nhiều thông tin về cấu tạo nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong xe bạn hãy nhấn theo dõi Danxe.com.vn nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu – Quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 – Đường Phan Đình Phùng – Phường Đồng Quang – Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: https://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *