Van hằng nhiệt là bộ phận quan trọng dùng để điều khiển nhiệt độ của chất lỏng ở trong máy nén, tuabin và trong hệ thống nước làm mát. Thông thường, bộ phận này sẽ hoạt động ở trong môi trường khép kín và không cần sử dụng tới nguồn điện bên ngoài.

Nhờ có cơ chế điều chỉnh của van hằng nhiệt mà nhiệt độ trong buồng đốt của động cơ có thể ổn định trong khoảng 180 – 200 độ F. Đồng thời, nó còn có nhiệm vụ quan trọng là chuyển hướng chất làm mát đến các vị trí khác đang cần trong động cơ, góp phần quan trọng trong việc tăng tuổi thọ của xế cưng. 

Định nghĩa van hằng nhiệt là gì?

Van hằng nhiệt trong ô tô

Van hằng nhiệt trong ô tô

Van hằng nhiệt thực tế là một bộ phận nhỏ trong toàn bộ hệ thống làm mát của động cơ ô tô. Tuy nhiên, nhỏ nhưng có võ, nó lại là chi tiết quan trọng, tác động trực tiếp đến việc động cơ có nhiệt độ ổn định hay không. Từ đó góp phần giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ bền cho xe. 

Vị trí van hằng nhiệt thường nằm trên đường ống dẫn từ động cơ cho tới két nước trong xe. Công dụng chính của bộ phận này chính là điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát trong xe đến một mức ổn định thông qua thao tác khống chế lượng chất lỏng đi qua két nước làm mát. 

Cấu tạo và cơ chế làm việc của van hằng nhiệt như thế nào?

Cấu tạo của van hằng nhiệt

Cấu tạo của van hằng nhiệt

Cấu tạo van hằng nhiệt gồm những gì?

  • Van chính: Nhiệm vụ của các van chính là kiểm soát dòng chảy nước làm mát ở trong động cơ. Khi nhiệt độ tăng lên trong hệ thống làm mát thì van chính sẽ mở từ từ và xả nhiều nước làm mát đến bộ tản nhiệt hơn. 
  • Van thứ cấp: Nhiệm vụ của van này là mở ra giúp nước làm mát đi qua bộ tản nhiệt, sau đó sẽ lưu thông theo một quy trình khép kín toàn bộ. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng dần lên thì van thứ cấp sẽ tự động đóng và nước làm mát sẽ được dẫn tới bộ tản nhiệt trong động cơ. Nếu nước làm mát không đến bộ tản nhiệt kịp thời thì động cơ sẽ nóng lên rất nhanh, điều này không tốt cho động cơ. 
  • Xi lanh nạp: Trong trường hợp nhiệt độ nước làm mát nóng lên, xi lanh nạp lúc này nạp đầy sáp sẽ bắt đầu tan chảy (loại sáp chuyên dụng có thể giãn nở tùy theo nhiệt độ, lúc này sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng). Sự tan chảy này sẽ giúp van chính mở ra, tiếp đó nước làm mát sẽ được dẫn vào bộ tản nhiệt ngay lập tức.  
  • Con dấu: Nhiệm vụ là để ngăn chặn bất cứ một dòng chảy không mong muốn nào chảy qua van chính đi vào bộ tản nhiệt. Để con dấu hoạt động bền bỉ và chính xác thì vị trí đặt dấu phải gọn gàng và sạch sẽ. 
  • Lò xo: Có nhiệm vụ đưa van chính trở về trạng thái đóng khi nhiệt độ nước làm mát có dấu hiệu giảm xuống dưới mức quy định (~ dưới 87 độ C). 

Cơ chế làm việc của van hằng nhiệt

Khi ô tô mới khởi động, hệ thống động cơ chưa được làm nóng, đồng nghĩa với van hằng nhiệt lúc này sẽ đóng và hệ thống nước làm mát chưa cần hoạt động. Tuy nhiên khi động cơ bắt đầu nóng lên hơn mức quy định (trong khoảng 87 – 102 độ C) thi van nước của hệ thống làm mát sẽ được mở.

Trong trường hợp hệ thống nước làm mát xuống dưới 87 độ C thì lò xo sẽ đẩy xi lanh lên khiến van đóng lại. Vào thời điểm này, nước làm mát sẽ không thể nào di chuyển được qua van hằng nhiệt.

Cho tới khi nhiệt độ của động cơ tăng cao, vượt mốc 87 độ C thì parafin (một hỗn hợp chứa nhiều hydrocarbon từ dầu hỏa) sẽ được giãn nở cực mạnh, đẩy sức cản của xi lanh và lò xo đi xuống. Khi đó, vang hằng nhiệt sẽ được mở ra và dẫn đường cho nước đi từ động cơ ra két làm mát để làm nhiệm vụ giảm nhiệt độ động cơ của xe. 

Xem thêm:

Van hằng nhiệt có tác dụng gì đối với hệ thống làm mát ô tô?

Hệ thống làm mát động cơ của ô tô 

Hệ thống làm mát động cơ của ô tô 

Van hằng nhiệt như đã nói từ ban đầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống làm mát trên ô tô. Nhiệm vụ chính của van hằng nhiệt là kiểm soát sự quá nhiệt của động cơ và điều hòa nhiệt độ động cơ xe.

Trong đó, cấu tạo lò xo trong van có nhiệm vụ điều tiết lượng nước làm mát từ hệ thống làm mát khi đi trực tiếp và bộ tản nhiệt, đảm bảo phân chia hợp lý lượng nước giúp động cơ hoạt động bền bỉ, hiệu quả.

Khi đó, van hằng nhiệt sẽ tự động mở hoặc đóng. Khi van mở, nước làm mát sẽ được dẫn trực tiếp đến bộ tản nhiệt để hạ nhiệt động cơ. Ngược lại khi van đóng tức là nhiệt độ ổn định chưa cần sử dụng đến hệ thống nước làm mát. 

Hoạt động của van sẽ phụ thuộc vào trạng thái nhiệt độ của động cơ nên vị trí van hằng nhiệt ô tô sẽ không đóng hoàn toàn cũng không mở hoàn toàn. 

Cách kiểm tra van hằng nhiệt và dấu hiệu hư hỏng van

Các dấu hiệu báo van hằng nhiệt hư hỏng 

Các dấu hiệu báo van hằng nhiệt hư hỏng 

Các dấu hiệu cơ bản báo hiệu van hằng nhiệt hư hỏng 

  • Động cơ quá nóng

Nếu van hằng nhiệt ở trong tình trạng đóng thì đương nhiên nước làm máy sẽ không đến được bộ tản nhiệt gây ra sự cố động cơ quá nóng, quá nhiệt động cơ. Ô tô hoạt động trong tình trạng này lâu rất dễ hư hỏng. 

Ngoài ra việc động cơ quá nóng cũng có thể do các nguyên nhân như rò rỉ trong hệ thống làm máy, máy bơm nước hỏng, mức độ nước làm mát quá thấp…

  • Nhiệt độ thay đổi bất thường

Anh em nên thường xuyên kiểm tra phần đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị trên bảng điều khiển, trong trường hợp kim nhọn rơi xuống bất thường, rất có thể do van hằng nhiệt ô tô đang xảy ra lỗi. 

  • Chất làm mát bị rò rỉ 

Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy van hằng nhiệt gặp vấn đề hư hỏng. Khi có vấn đề, van sẽ luôn đóng và không cho phép chất làm mát chảy qua bộ tản nhiệt. Điều này sẽ khiến cho chất làm mát có khả năng rò rỉ và chảy xuống dưới gầm xe. 

Kiểm tra van hằng nhiệt bằng cách nào?

Cách kiểm tra van hằng nhiệt trong ô tô

Cách kiểm tra van hằng nhiệt trong ô tô

Hãy kiểm tra nhiệt độ động cơ và lượng nước làm mát trước khi tháo van hằng nhiệt ra khỏi xe. Trước tiên, anh em khởi động xe, cho phép xe chạy không tải và tiến hành mở nắp capo, tháo nắp của bộ tản nhiệt.

Nếu thấy có nước làm mát chảy ra thì nghĩ là van hằng nhiệt đang có vấn đề và bị đóng. Trong tình huống nước làm mát không chảy ra thì hãy đợi 1 lúc cho đến khi động cơ xe tăng nhiệt độ và chờ 10 – 20 phút xem sao. Nếu nước làm mát không chảy ra trong khi đồng hồ đo nhiệt độ đang tăng lên thì rõ ràng là van hằng nhiệt đang có vấn đề hư hỏng. 

Ngoài ra, nếu muốn kiểm tra nhiệt độ của nước làm mát, anh em có thể kiểm tra từ động cơ làm mát và bộ tản nhiệt. Đơn giản là anh em hãy khởi động động cơ và sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong đầu xi lanh hoặc trong khối động cơ.

Sau đó, anh em hãy kiểm tra ống tản nhiệt phía trên xem nhiệt độ ra sao. Nếu nhiệt độ không tăng quá nhiều thì tức là van hằng nhiệt đang bị kẹt. Nhưng nếu ống tản nhiệt giữ nguyên nhiệt độ mà đồng hồ báo quá nhiệt đột ngột thì tức là van hằng nhiệt đang hư hỏng rồi. 

Đặc biệt, quan trọng hơn khi anh em muốn kiểm tra van hằng nhiệt phía ngoài ô tô, anh em có thể đặt nó vào nồi nước, để đun trên bếp, treo van chìm 1 nửa trong nồi và không rơi xuống đáy nồi. Lúc này có thể thấy rất rõ bằng cách dùng nhiệt kế đo, nếu nhiệt độ nước đã sôi tới 190 – 195 độ F mà van vẫn đóng kín thì tức là van đã hỏng và cần được thay mới ngay. 

Kết luận

Van hằng nhiệt nói riêng và hệ thống nước làm mát động cơ nói chung là những bộ phận cực kỳ qian trọng đối với ô tô trong quá trình chúng ta vận hành xe. Vì vậy, anh em nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi dấu hiệu hư hỏng của các bộ phận này để đem xế cưng đi bảo dưỡng hoặc sửa chửa, thay mới khi cần, đảm bảo độ bền bỉ cho xế cưng nhé anh em! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 - Đường Phan Đình Phùng - Phường Đồng Quang - Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: https://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn