Phanh thủy lực ngày nay đang được áp dụng cho hầu hết các loại xe ô tô. Đây là hệ thống có tác dụng để người lái thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Vậy anh em biết những gì về hệ thống này? Bài viết sau đây của danxe.com.vn sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như đặc điểm của phanh thủy lực.

Phanh thủy lực là gì?

Phanh thủy lực là gì

Hầu hết các dòng xe hơi hiện nay đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực. Hệ thống này là nền tảng của một số thiết bị trên xe ô tô như: Phanh ABS, phanh tay điện tử, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hay hệ thống đổ đèo HDC,…

Hệ thống này có chức năng giúp người điều khiển xe thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Đa số các thiết bị này đều được sử dụng trên các loại xe vì tính an toàn và bảo đảm chất lượng.

Vậy, nhiệm vụ của phanh thủy lực trên ô tô là gì? Hệ thống phanh sẽ có 3 nhiệm vụ chính đó là: Giúp giảm tốc độ của xe ô tô, làm ô tô dừng hẳn, và nhiệm vụ cuối cùng đó là giúp xe dừng lâu dài mà không bị tuột trên những đoạn đường dốc, đường nghiêng,…

Cấu tạo phanh thủy lực

Trong sơ đồ hệ thống phanh thủy lực đơn giản sẽ bao gồm một số bộ phận chính như: bàn đạp phanh, xilanh chính, xi lanh bánh xe, đường ống dẫn, và bầu trợ lực chân không. Ngoài ra hệ thống này còn có rất nhiều bộ phận khác có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên sự hoàn chỉnh trong quá trình chuyển động của xe ô tô. Dưới đây là một vài đặc điểm cụ thể của các bộ phận quan trọng:

Bàn đạp phanh

Cấu tạo phanh thủy lực - Bàn đạp phanh

Bàn đạp phanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người lái xe. Vì khi cần giảm tốc độ của xe hoặc dừng xe thì người điều khiển sẽ đạp chân vào bàn đạp. Bộ phận này được kết nối với xi lanh chính thông qua một thanh liên kết hoặc dây cơ.

Xi lanh chính 

Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của mọi cơ cấu phanh nhằm chuyển đổi lực tác động mà người lái xe tạo lên bàn đạp thành áp suất thủy lực. Xi lanh chính có các chức năng cơ bản như: Cân bằng áp suất để phanh và áp suất phát triển, ngăn ngừa gây ô nhiễm cho hệ thống,…

Các thành phần cơ bản cấu tạo nên xi lanh chính bao gồm: pittong, vỏ, cốc cao su, bình chứa, van kiểm tra áp suất,…

Xem thêm:

Xi lanh bánh xe

Bộ phận này có công dụng chuyển đổi từ áp suất thủy lực thành áp suất cơ học. Xi lanh bánh xe có hai loại phổ thông là xi lanh bánh xe pittong đơn và xi lanh bánh xe bước.

Đường phanh và ống phanh

Cấu tạo phanh thủy lực - Đường phanh và ống phanh

Đường phanh và ống phanh là 2 bộ phận được sử dụng để truyền chất lỏng có áp suất cao giữa các bộ phận khác với nhau. Trong đó, đường phanh được tạo nên bằng cách sử dụng ống thép hai bức tường nên khá cứng nhắc, còn các ống phanh thì có thể di chuyển một cách linh hoạt.

Dầu phanh

Đây là thành phần có nhiệm vụ truyền áp lực đến xi lanh bánh xe. Đặc tính cần thiết cho các loại dầu phanh là: Dung sai nước, bôi trơn, không ăn mòn, điểm đóng băng thấp, điểm sôi cao và độ nhớt thích hợp.

Trống phanh

Cấu tạo phanh thủy lực - Trống phanh

Bộ phận này có dạng hình trống tròn và chứa một bộ giày phanh ở bên trong. Những giày phanh này sẽ được đặt cố định trên một mặt phẳng, phía sau được bắt vít để gắn vào vỏ trục. Khi các bánh xe chuyển động hoặc người lái tạo động tác thắng phanh thì bộ phận này sẽ xoay theo. Lúc này giày phanh di chuyển đến vị trí gần trống hơn để tạo ma sát, ngăn chặn sự di chuyển của bánh xe.

Phanh đĩa thủy lực

Phanh đĩa thủy lực

Để biết phanh đĩa thủy lực là gì thì có thể hiểu theo cách sau: Phanh đĩa có chứa một rô tô kim loại hình chiếc đĩa và được đặt cố định bằng vít vào các hốc bánh xe. Khi bánh xe chuyển động, cánh quạt kim loại này sẽ quay. Ngược lại, khi có lực tác động lên bàn đạp phanh, má phanh sẽ bị ép vào đĩa phanh và tốc độ của xe bị giảm xuống.

Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh thủy lực ô tô

Hệ thống phanh thủy lực ô tô được sử dụng để giảm tốc độ của xe hoặc dừng xe theo điều khiển của người lái. Về nguyên lý làm việc cụ thể của hệ thống phanh này sẽ được chia làm 3 trường hợp: 

Lúc đạp phanh

Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng xe thì người lái sẽ tác động một lực lên bàn đạp phanh. Từ đó sẽ tác dụng lên pittong thông qua cơ cấu dẫn động. Pittong sẽ di chuyển trong xi lanh chính và đẩy dầu vào các đường ống dẫn dầu để đi đến các xi lanh bánh xe. Áp suất của dầu phanh tạo ra sẽ tạo lực tác động lên các pittong. 

Tiếp đó, xi lanh phanh bánh xe sẽ được đẩy ra ngoài và tác dụng lên đĩa phanh hoặc phanh trống để thực hiện việc giảm tốc độ (dừng xe). Tóm lại, lực tác động lên bàn đạp phanh của người điều khiển sẽ quyết định thời gian và quãng đường xe giảm tốc độ hoặc ngừng hẳn.

Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh thủy lực ô tô

Lúc nhả phanh

Khi tài xế nhả phanh, lực tác động lên bàn đạp phanh sẽ không còn nữa. Lúc này, pittong xi lanh bánh xe sẽ bị ép lại bởi tác động của cần điều khiển xi lanh chính hoặc cơ cấu lò xo vị hồi ở các bánh xe. Cùng lúc đó, dầu phanh cũng bị đẩy ngược về xi lanh chính như ban đầu. Do đó, phanh sẽ được thả ra và không có tác dụng hạ tốc độ hay dừng xe lại nữa.

Lúc giữ phanh

Các pittong được giữ nguyên trạng thái khi người điều khiển thực hiện việc giữ phanh. 

Lời kết

Trên là một bài tổng hợp về các đặc tính cũng như cơ cấu hoạt động của phanh thủy lực trên xe hơi hiện nay. Mong các thông tin trên có thể giúp anh chị em tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích về các bộ phận hoạt động trên xế yêu.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DÁN XE

Cơ sở 1: Số 919 Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0819.836.999

Cơ sở 2: Số 589 - Đường Phan Đình Phùng - Phường Đồng Quang - Tp. Thái Nguyên
Số điện thoại: 0908.836.999

Website: https://danxe.com.vn/

Fangape: https://www.facebook.com/danxe.com.vn